Vai Trò Của Thầy Thuốc Nhân Dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ Tịch Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam Với Phòng Khám Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

VAI TRÒ CỦA THẦY THUỐC NHÂN DÂN, PGS.TS ĐẬU XUÂN CẢNH – CHỦ TỊCH TRUNG ƯƠNG HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI PHÒNG KHÁM TÍN TÂM ĐỨC

Y học cổ truyền Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Và một trong những địa chỉ uy tín ngày càng được nhiều người tin tưởng là Phòng khám Tín Tâm Đức. Phòng khám Tín Tâm Đức trực thuộc Trung ương Hội Đông y Việt Nam, người đứng đầu là Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Chính vì thế, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh có vai trò vô cùng quan trọng với phòng khám Tín Tâm Đức.

 

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh là ai?

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh sinh năm 1960 tại Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Ông là chính trị gia, Tiến sĩ y khoa về Y học cổ truyền và được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2021. Ông từng giữ chức Giám đốc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam và hiện nay là Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam

Năm 1985 sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh về công tác tại Khoa Đông y Bệnh viện Đa khoa thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1997, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Y học Dân tộc (sau đổi tên thành Bệnh viện Y học Cổ truyền) Quảng Nam.

Năm 2006, Bộ Y tế đã điều động Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh từ vị trí Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam ra Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam với chức danh Phó Giám đốc thường trực của Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Bệnh viện thực hành trực thuộc Học viện).

Năm 2011, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh được bổ nhiệm giữ hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo – Văn xã thuộc Văn phòng Chính phủ. 

Năm 2015, ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc, phụ trách điều hành Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam. Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm là Giám đốc Học viện Y- Dược học Cổ truyền Việt Nam. 

Năm 2020, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh được bầu làm Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, đến năm 2021, ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cao quý.

Chủ trương phát triển nền Y học Cổ truyền của Đảng và nhà nước trong giai đoạn mới

Ngày 10/7/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Chúng tôi xin được trích một phần trọng tâm trong Kết luận này.

Để phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị – xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: 

  1. Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hoá Việt Nam.
  2. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, tiếp tục cụ thể hoá chính sách về y học cổ truyền; đổi mới hệ thống quản lý, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của y học cổ truyền gắn với du lịch chăm sóc sức khỏe. Tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo, phát triển lương y, lương dược, bố trí đủ nhân lực từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc y học cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong y học cổ truyền.
  3. Quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an ninh, an toàn dược liệu; có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến; chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc y học cổ truyền; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý dược liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp

  1. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam; có chính sách xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm nhân lực chất lượng cao và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ra quốc tế. Tham gia các hội nghề nghiệp, hội giáo dục về y học cổ truyền trong khu vực, thế giới. Tăng cường hỗ trợ phát hiện, đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; có chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật trong bào chế, chế biến thuốc y học cổ truyền. 
  2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam, những bài thuốc hay, phương pháp chữa trị hiệu quả để Nhân dân trong nước, quốc tế biết, sử dụng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình trong phát triển nền y học cổ truyền. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
  3. Tổ chức thực hiện
    • Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương phổ biến, quán triệt, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận.
    • Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí đủ nguồn lực; tăng cường công tác quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện đồng bộ chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển y học cổ truyền và phát huy vai trò Hội Đông y Việt Nam.
    • Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo ban hành văn bản nhằm phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; chỉ đạo Bộ Y tế, Hội Đông y Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận.
    • Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội, tích cực thực hiện Kết luận.
    • Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Kết luận.”

Vai trò của Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đối với phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam

Trước những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Y học Cổ truyền trong giai đoạn mới. Đồng thời, cũng để bảo vệ và phát huy những giá trị di sản quý báu mà Đông y Việt Nam đã để lại cho đến hiện nay. Trung ương Hội Đông y Việt Nam đã chính thức thành lập phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam tại địa chỉ số 19 phố Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam trực thuộc quyền quản lý của Trung ương Hội Đông y Việt Nam mà đứng đầu là Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh. Ngay từ khi thành lập, phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam đã mang một vai trò to lớn – Là minh chứng cho những nỗ lực, những hành động của Hội Đông y Việt Nam trong việc khẳng định vai trò của Y học Cổ truyền trong thời đại mới. Cũng vì thế, vai trò của người lãnh đạo – Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam đối với phòng khám cũng rất quan trọng.

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam

Mọi định hướng cũng như hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đều được Trung ương Hội Đông y Việt Nam quan tâm và chú trọng. Biểu hiện rõ nét là việc Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho các bệnh nhân mỗi tuần khi có lịch hẹn trước. Với những kinh nghiệm dày dặn, cùng những hiểu biết sâu rộng và các kiến thức Y học cổ truyền uyên thâm của mình, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh hứa hẹn sẽ giúp cho rất nhiều bệnh nhân có được một sức khỏe dồi dào sau khi điều trị tại phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam. 

Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn của một phòng khám đạt chuẩn cũng được Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đưa vào áp dụng tại phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam. Đó là các tiêu chuẩn về pháp lý, về tiêu chuẩn người hành nghề khám chữa bệnh, tiêu chuẩn về nguồn nguyên dược liệu. Cụ thể: 

  • Tiêu chuẩn về pháp lý: Dưới sự quản lý trực tiếp của Trung ương Hội, phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam sẽ là địa chỉ thăm khám, tư vấn và điều trị các nhóm bệnh về đường tiêu hóa, nhóm bệnh cơ xương khớp, nhóm bệnh dị ứng ngoài da, bệnh phụ khoa, nhóm bệnh về xoa bóp bấm huyệt…
  • Tiêu chuẩn về đạo đức người hành nghề: Theo lời chia sẻ của Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam:“Người thầy thuốc phải được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong khám chữa bệnh. Tại phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam chúng tôi có đội ngũ bác sĩ, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, cầm tay chỉ việc nhằm tạo ra một thế hệ y bác sĩ vừa có tâm vừa có đức vừa có tài như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y học”.

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh chia sẻ về tiêu chuẩn thành lập phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam

  • Tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu, dược liệu phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân: Khi thành lập phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam, toàn bộ các vấn đề về nguồn nguyên liệu sẽ được đảm bảo, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, có kiểm chứng khoa học rõ ràng minh bạch. Trung ương Hội Đông y Việt Nam có hơn 70 ngàn hội viên trải khắp cả nước, trong đó có cả các công ty Y dược lớn nên khi có nhu cầu các đơn vị sẵn sàng phối kết hợp với phòng khám để có thể cung cấp các loại dược liệu quý, chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

Với những vai trò to lớn vừa nêu trên, Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh là một mảnh ghép không thể thiếu đối với phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam. Góp phần giúp phòng khám TW Hội Đông Y Việt Nam phát huy hết những ưu điểm và thế mạnh của mình trong việc bảo tồn và nâng cao giá trị của Y học cổ truyền trong giai đoạn mới. Cũng như khẳng định vị thế của Đông y, Y học cổ truyền Việt Nam với Thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *